Kết quả tìm kiếm cho "Liên minh HTX tỉnh"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 503
Với vị trí địa lý thuận lợi và tiềm năng phát triển nông nghiệp lớn, An Giang tận dụng thế mạnh để phát triển kinh tế. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.
Ngày 19/12, Đảng ủy, UBND, UBMTTQ phường Mỹ Xuyên (TP. Long Xuyên) trao nhà Đại đoàn kết cho hộ cận nghèo Lưu Thị Huê (sinh năm 1964, ngụ khóm Đông An 6). Đây là công trình chào mừng Đại hội Chi bộ khóm và Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Với địa hình tự nhiên thuận lợi và truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, An Giang sở hữu tiềm năng to lớn để phát triển ngành nghề nông thôn. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng này, tỉnh đã và đang triển khai nhiều chính sách, chương trình để thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nghề nông thôn, nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân.
Với mục tiêu tạo vùng nguyên liệu sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và bảo vệ môi trường, Trung tâm Khuyến nông An Giang đã thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa phục vụ phát triển vùng nguyên liệu tại ĐBSCL”, giai đoạn 2022 - 2024. Qua 3 năm triển khai, mô hình mang đến những kết quả khả quan.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và nhận được sự đồng hành của các tổ chức, doanh nghiệp (DN). Qua đó, đã xây dựng được hàng trăm chuỗi liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm hiệu quả.
Thực hiện Quyết định 703/QĐ-UBND, ngày 2/5/2024 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang, đến nay, huyện An Phú có 10 xã xây dựng kế hoạch và quyết định thành lập ban chỉ đạo thực hiện đề án.
Thời gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Chợ Mới đã đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Qua đó, góp phần tăng quy mô sản xuất hàng hóa.
ĐBSCL là vùng trọng điểm trong sản xuất nông nghiệp của cả nước. Mỗi năm, toàn vùng sản suất từ 1,4 - 1,6 triệu tấn cá tra, 24 - 25 triệu tấn lúa và 5,3 - 5,5 triệu tấn trái cây. Chỉ riêng lúa gạo, sản lượng lúa của vùng chiếm trên 50% sản lượng của cả nước, 90% lượng gạo xuất khẩu của quốc gia.
Ngày 19/11, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 1215/KH-UBND để thực hiện Quyết định 182/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể (KTTT) trong nông nghiệp đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.
Xuất khẩu gạo chính thức vượt qua con số 5 tỷ USD. Song, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt thừa nhận, vẫn còn nghe được câu chuyện “bẻ kèo” trong mua bán và đau đáu vì chưa có thương hiệu gạo Việt Nam chất lượng cao trên thị trường quốc tế.
Trong 2 ngày (20 - 21/11), Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh An Giang tổ chức hội thảo triển khai đề án thí điểm thành lập và hoạt động của Liên đoàn HTX lúa, gạo vùng ĐBSCL; hội thi “Tìm hiểu Luật HTX năm 2023 và kết nối giao thương sản phẩm HTX”.
Các cấp, ngành trong tỉnh đã và đang tập trung phát triển các loại hình kinh tế tập thể (KTTT) đạt nhiều kết quả tích cực. Trong đó, đã tăng cường hỗ trợ các hợp tác xã kiện toàn bộ máy, nâng cao nguồn nhân lực, áp dụng chuyển đổi số… để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.